Như Thanh Niên đã đề cập,ăngkínhbạnđọcMongchờquyếtsáchmớivềđấtđb52 club phát biểu khai mạc kỳ họp 4 Quốc hội (QH) XV, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nhấn mạnh các yêu cầu rất cao với việc sửa luật Đất đai tại kỳ họp.
Chủ tịch QH đề nghị tách bạch rõ để đưa vào luật những quan hệ đất đai mang tính chất công và quan hệ đất đai mang tính chất tư, bảo đảm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý; tính phù hợp và đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
“Không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm; không đưa vào luật những vấn đề mang tính sự vụ, hiện tượng, nhỏ lẻ, cá thể, không thể hiện đúng bản chất của quan hệ đất đai phát sinh trong thực tiễn”, Chủ tịch QH nhấn mạnh.
Hài hòa quyền lợi
Nhận xét về “yêu cầu cao” được đặt trên bàn làm việc của các đại biểu QH, bạn đọc (BĐ) Hương Giang nêu: “Rất tán thành phát biểu của Chủ tịch QH, cần xây dựng lại luật Đất đai chi tiết, tỉ mỉ hơn tránh hiểu sai khiến việc thu hồi đất tràn lan, chạy theo lợi ích nhóm, thất thoát tài sản quốc gia còn người dân thì thiệt hại khi được đền bù không thỏa đáng, gây bức xúc dẫn đến chậm tiến độ các dự án”.
Vụ đấu giá đất Thủ Thiêm bộc lộ rõ ảnh hưởng của đấu giá quyền sử dụng đất đối với chính sách và thị trường |
Ngọc Dương |
Câu chuyện cần tách bạch rõ quan hệ đất đai mang tính chất công - tư được BĐ hy vọng sẽ giải quyết các mâu thuẫn đất đai nảy sinh từ thực tiễn, đặc biệt là hướng với việc hài hòa quyền lợi giữa cộng đồng và cá nhân, giữa nhà nước và người dân. BĐ Hùng phân tích: “Cần lưu ý rõ hơn về các điểm đã được Chủ tịch QH quán triệt, để thấy rằng những bất cập lớn từ đất đai đã được nhận diện, nếu không kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm hài hòa, đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân, đảm bảo nhu cầu công ích cho cộng đồng… thì hệ lụy sẽ còn kéo dài”.
Tán thành, BĐ Phong Nguyễn cũng đề nghị: “Hạn chế điều chỉnh quy hoạch liên quan đến đất đai, một khi đã xác định tầm mức quy hoạch dài hơi. Đã xảy ra không ít việc xin quy hoạch diện tích lớn đất đai cho những mục tiêu tốt đẹp, sau khi được phê duyệt lại bỗng dưng được điều chỉnh, chia nhỏ, tăng mật độ xây dựng, cuối cùng lại hình thành những khu nhà ở san sát nhau không thở nổi, gây áp lực lên hạ tầng giao thông, thoát nước và vệ sinh môi trường”.
Hành lang pháp lý lâu dài
Để hạn chế được những cách hiểu chưa thống nhất, hoặc cách áp dụng không đồng nhất, nhiều BĐ đồng ý với ý kiến của BĐ Phuong06: “Luật một khi đã ban hành là phải có giá trị thực tiễn và lâu dài, phải là hành lang pháp lý, là khung sườn chắc chắn để mọi người chỉ có yên tâm đi trong đó, không thể lách qua bờ rào được”. Muốn vậy, ngoài việc có tầm nhìn đi trước nhiều năm, BĐ cũng mong mỏi các sửa đổi luật Đất đai cần bám sát thực tiễn cuộc sống vốn phát triển đa dạng, liên tục.
BĐ Thắng Lê lại cho rằng “chúng ta muốn có đô thị văn minh, đồng bộ hạ tầng nhưng người sử dụng đất, kể cả người được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, “thả nổi” mức thỏa thuận thì doanh nghiệp nào dám đầu tư?”. BĐ Minh Nghĩa phân tích: “Vậy mới nói các cơ quan chuyên môn giúp việc cho QH, Chính phủ rất quan trọng. Nhưng quan trọng nhất là các ý kiến tham mưu phải đi từ thực tế, chấp nhận yếu tố khách quan, thậm chí là yếu tố thị trường, chứ không thể duy ý chí hay… đẽo cày giữa đường”.
Tôi thấy cần tập trung nghiên cứu để luật Đất đai không còn kẽ hở khi áp dụng xuống cấp quản lý cơ sở như phường, xã, quận, huyện. Đây là các cấp quản lý trực tiếp, gần nhất, nên nhiều lúc họ rất “to”.
Nguyen Hoa Anh
Chừng nào cơ sở dữ liệu về giá đất chưa được minh bạch và công khai thì việc xác định giá đất còn nan giải và rủi ro lớn cho hội đồng xác định giá đất.
DaThanh1976
Đề nghị hạn chế thu hồi đất nông nghiệp, chúng tôi là những người nông dân bị thu hồi đất, nhưng chỉ thấy đất trồng lúa bị san lấp rồi bán từ người này qua người kia.
Hạnh Trần Thị